Nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn được phân lập gây nhiễm khuẩn tại Bệnh viện 199, Bộ Công an
Tóm tắt
Nhiễm khuẩn bệnh viện cho đến nay vẫn là mối quan tâm lớn của y học dự phòng và điều trị, bởi lẽ tính đa dạng và phức tạp của chúng cả về chủng loại và mức độ nhiễm khuẩn với bệnh nhân. Nguyên nhân là các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện đều là các chủng vi khuẩn kháng lại hầu hết các kháng sinh thường dùng trong điều trị, do vậy việc điều trị càng trở nên khó khăn, một trong những nguyên nhân này là do sự lạm dụng kháng sinh. Việc mắc nhiễm khuẩn bệnh viện một phần là do ý thức, cũng như kiến thức vô trùng của nhân viên y tế, một khi không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng sẽ gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo nhiều tác giả nghiên cứu cho đến nay những vi khuẩn đứng hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn là Staphylococcus aureus, các vi khuẩn Gram (-) đường ruột và trực khuẩn mủ xanh. Xuất phát từ thực tế trên, tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá mức độ đề kháng của các chủng vi khuẩn đối với kháng sinh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phân lập vi khuẩn: Vi khuẩn được phân lập từ các bệnh phẩm của bệnh nhân và môi trường bệnh viện theo các kỹ thuật thường quy vi sinh vật.
- Xác định mức độ kháng kháng sinh: Mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được xác định theo kỹ thuật Kirby Bauer.
Kết luận
Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn tại Bệnh viện 199 Bộ Công an đứng đầu là: S. aureus (35,11 %), E. coli (21,82 %), Enterococcus spp (15,69 %), Klebsiella spp (12,25 %), P. aeruginosa (10,11 %), S. epidermidis (9,04 %) và S. saprophyticus (6,38 %).
S. aureus kháng lại hầu hết các kháng sinh thường dùng trong điều trị. Tuy nhiên, còn một số kháng sinh còn tác dụng như: amikacin, pefloxacin, ceftriaxim, ceftriaxon và vancomycin.
Các vi khuẩn đường ruột và P. aeruginosa cũng kháng lại hầu hết các kháng sinh dùng trong điều trị ở mức cao, nhưng vẫn còn một số kháng sinh còn hiệu lực như: amikacin, ceftriaxim, ceftriaxon, netilmicin và pefloxacin.
Các chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh nhân có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn các chủng phân lập từ môi trường bệnh viện.
Tạp chí Dược học, ISSN: 0866-7861