Nghiên cứu ảnh hưởng của HPMC đến khả năng giải phóng của vitamin C từ thuốc viên
Tóm tắt
Sử dụng polymer thân nước kiểm soát giải phóng dược chất theo cơ chế trương nở, ăn mòn được ứng dụng nhiều trong thực tế nghiên cứu phát triển các dạng thuốc mới. Trong số các polymer thân nước, HPMC được sử dụng nhiều hơn cả do tính an toàn, sẵn có và thích hợp với nhiều loại dược chất. HPMC K4M (dung dịch 2% trong nước có độ nhớt 4000 cp ở 25oC) và HPMC K100M (dung dịch 2% trong nước có độ nhớt 100000 cp ở 25oC) là hai loại được nghiên cứu phát triển và ứng dụng nhiều trong bào chế, vì thế chúng được chọn để đánh giá khả năng kiểm soát giải phóng dược chất từ viên trong nghiên cứu này.
Nguyên liệu: Acid ascorbic, HPMC (K4M, K100M), Avicel PH 101, tinh bột mì, acid acetic, kali iodid, iod, natri thiosulfat, nước cất...
Phương pháp nghiên cứu: Bào chế viên nén; Đánh giá viên; Tính toán các đại lượng đặc trưng:
+ R20: là hệ số tương quan khi gán số liệu hòa tan tuyến tính theo thời gian.
+ R2H: là hệ số tương quan khi gán số liệu hòa tan tuyến tính theo căn bậc hai của thời gian.
+ a: là hệ số góc của phương trình tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa lượng dược chất giải phóng theo căn bậc hai thời gian (phương trình Q = at1/2, đơn vị tính: %/giờ1/2).
Kết quả:
HPMC K4M và K100M là các tá dược có khả năng kiểm soát sự giải phóng vit C từ viên tới trên 8 giờ. Loại và tỷ lệ HPMC trong viên đều ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng dược chất. Dược chất giải phóng theo thời gian từ các công thức đã khảo sát xấp xỉ theo mô hình động học Higuchi và có thể áp dụng mô hình toán học đó để đánh giá mức độ ảnh hưởng của loại và tỷ lệ HPMC. Các kết quả bước đầu này tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, hướng tới áp dụng trong sản xuất viên vitamin C giải phóng kéo dài, đặc biệt là theo phương pháp dập thẳng với tá dược HPMC.
Tạp chí Dược học, ISSN: 0866-7861