Tạp chí Dược học, T. 52, S. 10 (2012)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

Khảo sát tinh dầu từ cây hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) thu hái tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Uông Thị Ngọc Hà, Lê Ngọc Thạch

Tóm tắt


Hoắc hương, Pogostemon cablin (Blanco) Benth., còn có tên gọi patchouli là một loại cây rất dễ trồng. Tinh dầu hoắc hương còn có tác dụng dưỡng da, kích thích phát triển mọc tóc...làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm và sản xuất nước hoa. Bên cạnh đó, hoắc hương còn có tác dụng kháng viêm giảm đau chống cảm cúm, chống trầm cảm, dùng làm thuốc an thần, thuốc bổ, chữa ăn không tiêu, nôn ọe, ợ chua, hôi miệng, đau bụng tiêu chảy, kích thích tình dục, thuốc diệt nấm trị gàu, chàm, thuốc sát trùng, trừ sâu, trị phỏng... Mục tiêu nghiên cứu tinh dầu từ cây hoắc hương trồng ở miền Nam Việt Nam nhằm cập nhật thông tin, khảo sát đầy đủ tinh dầu này theo các tiêu chuẩn mới.

Nguyên liệu: Mẫu nghiên cứu là phần trên mặt đất của hoắc hương được thu hái tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tháng 1/2011. Tên khoa học được xác định là Pogostemon cablin (Blanco) Benth.

 Phương pháp: Tinh dầu hoắc hương được ly trích bằng phương pháp chưng cất hơi nước cổ điển (CHHD) và chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng (MIHD). Sau đó, xác định chỉ số vật lý  hóa học, xác định thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC/FID) và sắc ký khí đầu dò khối phổ (GC/MSD) và thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật 

Kết quả: Lá hoắc hương có hàm lượng tinh dầu cao hơn các bộ phận khác của cây và lá ủ có hàm lượng cao nhất so với lá héo và lá tươi. Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng truyền thống thích hợp với việc ly trích tinh dầu hoắc hương. Tinh dầu lá hoắc hương trên cây trồng tại Cai Lậy, Tiền Giang có hàm lượng alcol patchoulil cao so với tinh dầu hoắc hương tại Nghĩa Đô, Hà Nội, cao hơn nhiều trồng tại Brazil và Ấn Độ, chỉ kém hơn trồng tại Thái Lan. Với hoạt tính kháng khuẩn, thì ngoài việc có giá trị trong ngành hương liệu, tinh dầu hoắc hương còn rất có ý nghĩa quan trọng trong ngành Dược.




Tạp chí Dược học, ISSN: 0866-7861