Khoa học Xã hội Việt Nam, S. 3 (2013)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

TƯ TƯỞNG THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT TRONG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN NGỌC HÀ

Tóm tắt


Ở Việt Nam, nhà nước xuất hiện cách đây hàng nghìn năm và từ đó đã có văn hoá chính trị. Văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay chứa đựng các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại. Những giá trị truyền thống của văn hóa chính trị Việt Nam là các tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc, tự cường dân tộc, tự hào dân tộc, đoàn kết, nhân nghĩa, lấy dân làm gốc, trọng trí tuệ và nhiều tư tưởng khác. Những giá trị hiện đại của văn hóa chính trị Việt Nam là các tư tưởng thượng tôn pháp luật, bình đẳng, tự do, dân chủ, v.v.. Tư tưởng thượng tôn pháp luật là một giá trị cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Phát huy giá trị này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Tư tưởng thượng tôn pháp luật về thực chất là sự thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Theo tư tưởng đó, mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, được làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhà nước phải bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mọi công dân. Tư tưởng thượng tôn pháp luật là giá trị của văn hóa chính trị hiện đại. Văn hóa chính trị thống trị của xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến không thừa nhận mọi người tuân thủ pháp luật và đều bình đẳng trước pháp luật; vì thế, ở văn hóa chính trị đó chưa có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Khi xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời, thì nhà nước pháp quyền mới xuất hiện và từ đó mới có tư tưởng thượng tôn pháp luật.

 


Toàn văn: PDF

Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN: 1013-4238