Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, T. 48, S. 5 (2010)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

Ứng dụng công nghệ Viễn thám và hệ thông tin địa lý để đánh giá biến động lớp phủ thực vật 3 xã (Tà Bhinh, Chà Vàl và La De, huyện Nam Giang, Quảng Nam) bị ảnh hưởng chất độc hóa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học

Lê Xuân Cảnh, Đỗ Hữu Thư, Đặng Huy Phương, Hà Quý Quỳnh

Tóm tắt


Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu về biến động thảm thực vật với các mục tiêu sau: Sử dụng công nghệ Viễn thám và GIS để nghiên cứu biến  động lớp phủ thực vật thuộc khu vực 3 xã Tà Bhinh, Chà Vàl và La De, huyện Nam Giang, Tỉnh Quang Nam; Đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật tới đa dạng sinh học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất ở 3 xã, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam chỉ ra 6 kiểu lớp phủ gồm: 1) Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa ẩm đai < 800 m; 2). Kiểu rừng Á nhiệt đới thường xanh mưa ẩm, cây lá rộng đai > 800 m: 3). Rừng á nhiệt đới thường xanh mưa ẩm thứ sinh  đai > 800 m; 4). Kiểu thảm thực vật thứsinh nhân tác < 800 m; 5). Dân cư và 6). Mặt nước. Tính đa dạng sinh học giảm từ loại 1,2 đến loại 3,4. Độ dày mùn giảm dần từ loại 1 đến loại 4. Hàm lượng mùn giảm từ 4% ở loại 1 xuống dưới 2% ở loại 4. Quá trình rửa trôi, xói mòn đất tăng dần ở loại đất 1 đến loại đất 4. Động vật sống trong các kiểu thảm thực vật  đều biến đổi theo chiều hướng giảm dần về thành phần loài, sốlượng cá thể, mật độ, sinh khối từ loại 1 đến loại 4. Thực vật biến đổi từ các quần xã có dạng sống là thân gỗ với rừng thường xanh lá rộng ẩm Á nhiệt đới ở loại 1 sang rừng nhiệt đới thường xanh thứ sinh ở loại 3 và đất trống hoặc cỏ ở loại 4. Nguyên nhân này dẫn đến tốc độ thoái hóa nhanh ở loại đất 3 và 4.


Toàn văn: PDF

Tạp chí Khoa học và Công Nghệ / Journal of Science and Technology ISSN: 0866 708X

VietnamJOL is supported by INASP