Bình luận của bạn đọc

cám ơn đã chia sẻ

Viet Nam (2017-12-07)


Người Việt Nam sáng tạo, hiểu nhanh, nhớ lâu. Từ xa xưa tổ tiên chúng ta đã biết phân các loại cây cỏ, sinh vật mà cho đến ngày nay sự phân biệt ấy cũng rất phù hợp với khoa học. Về ngôn ngữ tuy mượn một số tiếng Trung Hoa nhưng chúng ta vẫn giữ nguyên cấu trúc của tiếng Việt, có nghĩa là tiếng Hán đã bị người Việt đồng hóa vào ngôn ngữ Việt. Lịch sử đã chứng minh với những con người nổi tiếng thông minh bác học như thời đường Nhà sư Việt sang Tàu thuyết pháp, Nhật Nam được Trương Tịch, thi sĩ nổi tiếng đương thời, sùng bái như một vị Phật sống. Ngài Vô Ngạn Thượng Nhân được Thẩm thuyên Kỳ xin làm đệ tử. Hay cụ Mạc đĩnh Chi nghênh ngang giữa triều đình Trung Hoa mà lại được phong lưỡng quốc trạng nguyên do tài thơ văn và tài ứng đối làm người Tàu kính nể
Dân tộc Việt Nam với chủ yếu làm nông nghiệp, từ xa xưa người Việt Nam đã mang phẩm chất siêng năng cần cù và chịu khó đi du lịch cùng với sự tổ chức của hotels-in-vietnam.com. Điều đó được thể hiện qua các câu ca dao ca ngợi đức tính siêng năng cần cù của con người Việt nam:
Lao xao gà gáy rạng ngày,
vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăn
Đây được coi là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, vì thế nó được coi là một chuẩn mực đạo đức. Siêng năng cần cù đồng nghĩa với chăm chỉ, Người Việt Nam chăm chỉ làm việc, chăm chỉ học tập, làm việc học tập một cách vui vẻ, tự nguyện chính sự hào hứng vui vẻ trong đức chăm chỉ cần cù làm việc này đã tạo nên sự đoàn kết, đã biến sự khó nhọc trở nên bớt phần khổ nhọc hơn.