Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu và phòng chống bệnh dịch hạch ở Việt Nam 1975 - 2003
Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Thái Và
Tóm tắt
Qua phân tích tình hình, các kết quả nghiên cứu 1975- 2003, có một số nhận định như sau: Bệnh dịch hạch ở Việt Nam đã có quá trình 105 năm (1898-2003), dịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có thể chia làm 4 thời kỳ dịch tễ học: xâm nhập: 1898 - 1922; lắng dịu: 1923 - 1960; bùng phát: 1961- 1990, thu hẹp: 1991-2003. Bệnh nhân chủ yếu là thể hạch. Có ghi nhận thể phổi nguyên phát nhưng hiếm khi xảy ra dịch thể phổi lớn. Dịch có đặc điểm là dịch vùng dân cư của chuột gần người, không có dịch hoang dại. Dịch lưu hành dai dẳng ở vùng cực nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Các yếu tố liên quan đến sự dai dẳng của dịch là: nhiệt độ các tháng không quá 270C, không bị ngập lụt, có mặt chuột Rattus exulans. Biện pháp phòng chống hiệu quả là diệt bọ chét bằng hoá chất. Đặt hộp mồi Kartman thanh toán được các ổ dịch dai dẳng. Đến nay dịch đã được khống chế một bước lớn, cần tiếp tục giám sát, phòng chống tiến tới thanh toán bệnh dịch hạch ở Việt Nam trong một tương lai không xa.
Tạp chí y Tế Công Cộng / Vietnam Journal of Public Health
VietnamJOL is supported by INASP