Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, S. 8 (2014)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÓM TỪ CHỈ SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT Ở NAM BỘ

Tăng Tấn Lộc

Tóm tắt


Nam  Bộ  là   vùng  đất   sông  nước,   ruộng  vườn. Sông  rạch  chằng chịt  gắn bó bao đời  với  sinh  hoạt, chi   phối   đời   sống  kinh  tế  cũng  như  đời   sống  tinh thần của con  người. Khảo sát  Đặc  điểm từ vựng về sông   nước   trong   tiếng  Việt   Nam  Bộ,  chúng  tôi muốn  nhấn  mạnh  tác   động  của  thiên   nhiên  đến môi  trường  sống,  đến  tính   cách,  tâm   lí   của  con người   và  tính   cách,  tâm   lí   đó  sẽ  ảnh  hưởng  đến cách  sử  dụng  ngôn   từ  đặc   trưng   của  mỗi   vùng, miền. Ở Nam Bộ,  hầu  hết   đều có   con  sông   chảy   qua trước   cửa   mỗi   nhà.  Do  vậy,  số  từ  ngữ  chỉ   những sự vật,  hiện tượng liên  quan đến sông  nước  vì vậy vô  cùng  phong  phú,  là   nguồn  đóng  góp  của phương  ngữ  Nam  Bộ   vào  ngôn  ngữ  toàn   dân, chẳng hạn như:  rạch,  xẻo, con  lươn, bùng  binh, tắt, rỏng,  vàm,  lung,   láng,  bưng,  bàu,  cù   lao,  cồn, giồng…;  nước   lớn,  nước   ròng,   nước   rông,   nước nổi,  nước  kém,  nước   đứng,  nước   nhửng,  nước ương…;  ghe  tam   bản,  xuồng  ba  lá,  vỏ  lãi,  tắc ang… Những từ ngữ này  là   lời  ăn  tiếng nói   hàng ngày  của người  dân vùng  đất  này, là  yếu tố cấu tạo của  nhiều  địa  danh  mà  còn   phản  ánh  bối   cảnh sáng  tác   của  những  câu  hò,  điệu  hát  dân  gian  và là  mảnh  đất  tốt  để  các  văn  nghệ  sĩ  khai  thác trong các sáng tác  của mình.


Toàn văn: PDF

Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống