NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
Tóm tắt
Hiểu theo một nghĩa rộng của lí thuyết giao tiếp thì mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả là mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Tuy nhiên,đó là một cuộc giao tiếp đặc biệt. Trong đó, nhà văn là người “nói” từ đầu đến cuối cuộc giao tiếp bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật có tính thẩm mĩ. Thông điệp mà nhà văn gửi tới người đọc chính là văn bản ngôn từ lođược viết bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật có tính thẩm mĩ.. Để cho hoạt động giao tiếp của mình đạt hiệu quả, ngay từ khi có ý định sángtác, nhà văn đã phải hướng tới độc giả, đối tượng tiếp nhận diễn ngôn của mình. Nhà văn là chủ thể sáng tạo ra mọi thành phần ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Tuy vậy, theo khung sơ đồ trần thuật J. Linvent dựng lên dựa theo tư tưởng của Schmid, thì tác giả chỉ là người chịu trách nhiệm sáng tạo ra các thành phần ngôn ngữ: ngôn ngữ người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, còn ngôn ngữ tác giả lại không được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm. Do đó, người kể chuyện và ngôn ngữ của người kể chuyện là các nhân tố đầu tiên cần khảo sát khi tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong một tác phẩm.
Toàn văn: PDF
Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống