Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 10, S. 1 (2007)

Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Canh Thanh Truong, Trâm Anh Thị Ngô

Tóm tắt


Ô nhiễm nguồn nước mặt là một trong những vấn đề môi trường quan trọng của TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt người ta thường sử dụng phương pháp đánh giá qua các chỉ tiêu lý hoá của nước. Phương pháp này thể hiện một số nhược điểm như: Là phương pháp gián tiếp chỉ có thể phản ánh tình trạng thủy vực ngay tại thời điểm lấy mẫu, khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài của chúng đến khu hệ sinh vật nước. Trái lại, phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên như cung cấp các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnh hưởng của hiện trạng ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thủy sinh vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn của 4 hệ thống kênh chính của TP. Hồ Chí Minh nhằm bước đầu góp phần xây dựng hệ thống chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước mặt trên TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 28 họ ĐVKXS cỡ lớn. Dùng ĐVKXS cỡ lớn đánh giá chất lượng nước của 4 hệ thống kênh cho thấy nước kênh bị ô nhiễm từ mức độ trung bình đến rất bẩn. Kết quả này phù hợp với việc đánh giá chất lượng nước mặt thông qua các chỉ tiêu lý hoá.