Tạp chí Ngôn ngữ, S. 7 (2012)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

VỀ CHỮ, NGHĨA THÌN (辰), LONG (龍) và RỒNG

Đinh Văn Tuấn

Tóm tắt


Địa Chi thứ 5 là  THÌN  辰  đã xuất hiện từ đời Thương  và ban đầu là tiếng chỉ thời gian chứ không phải là tên gọi  con RỒNG. Hình tượng con RỒNG đã được Khảo cổ học Trung Quốc phát hiện có niên đại 6000 năm và chữ 龍 cũng đã có mặt trong Giáp cốt văn. Chỉ tới khoảng  thời  Hán, mới thấy hình thành cố định một hệ thống biểu tượng 12 con vật phối ứngvới 12 Địa Chi rồi phổ biến cho đến ngày nay, trong đó  Chi THÌN  辰  có biểu tượng  là con  rồng,  LONG  龍. Ở Việt Nam, chưa có các bằng chứng từ  khảo cổ, thư tịch, ngôn ngữ…  cho thấy hệ  thống lịch 12 con Giáp và dấu vết con  rồng  đã từng xuất hiện ở Việt Nam thời cổ đại. Tên gọi RỒNG và cả  âm đọc LONG  của người Việt Nam xưa nay có gốc từ  ti ếng Hán cổqua giai đoạn lịch sử  từ khi Cổ Việt bị nhà Triệu và nhà Hán xâm lược,thôn tính.  Hệ  quả  là người Việt đãchịu ảnh hưởng hệ  thống lịch pháp cổ  của Trung Hoa, trong đó có  Chi THÌN  辰  cùng với biểu tượng của nó là con RỒNG.


Toàn văn: PDF

Ngôn ngữ, ISSN: 0866-7519