Ảnh hưởng của hàm lượng nitơ và photpho trong đất đến khả năng cộng sinh của nấm arbuscular mycorrhizas trên cây ngô và hiệu quả xử lí đất ô nhiễm chì.
Tóm tắt
Dùng thực vật để cải tạo những vùng đất ô nhiễm kim loại nặng (phytoremediation) là biện pháp đang nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi những ưu việt của nó so với các biện pháp khác: thân thiện với môi trường, chi phí rẻ, dễáp dụng và có thểáp dụng cho một vùng ô nhiễm rộng lớn… Tác nhân chính trong phương pháp này là các loài thực vật có khả năng hấp thu một lượng lớn kim loại từ đất và tích tụ trong sinh khối của chúng dẫn đến hàm lượng kim loại còn lại trong đất bị giảm đi. Song những nghiên cứu gần đây lại đánh giá cao vai trò của hệ vi sinh vật sống cộng sinh với rễ thực vật đặc biệt là nấm arbuscular mycorrhiza (AM). Nghiên cứu được tiến hành để điều tra làm thế nào các yếu tố dinh dưỡng trong đất (Phốt pho và nitơ) ảnh hưởng đến khả năng cộng sinh của nấm Mycorrhiza arbuscular cho cây chủ, và ảnh hưởng của chì (Pb) loại bỏ từ đất bởi ngô. Kết quả cho thấy, đất nghèo dinh dưỡng (P: 252,3 ppm, N: 44.1 ppm) kích thích sự cộng sinh của nấm AM vào cây ngô (TN1: 22,8%), ngược lại đất giàu dinh dưỡng (P: 952,3 ppm, N: 105 ppm) lại kìm hãm sự cộng sinh này (TN8: 5,13%). Sự cộng sinh của nấm AM với mật độ lớn giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt và hấp thụ lượng lớn kim loại vào sinh khối cây đặc biệt ở bộ rễ (lượng Pb tích tụ trong rễ TN1 gấp 1,5 lần so với TN8) và hàm lượng Pb tích lũy ở rễ cao hơn 6 đến 8 lần so với thân ở tất cả các công thức thí nghiệm. Ở hàm lượng P là 752,5 ppm và N: 87,6 ppm trong đất cho cây đạt hiệu suất xử lí chì trong đất cao nhất.
Toàn văn: PDF
Tạp chí Khoa học và Công Nghệ / Journal of Science and Technology ISSN: 0866 708X
VietnamJOL is supported by INASP