Nghiên cứu Gia đình và Giới, T. 17, S. 4 (2007)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung bộ

Thomése Fleur, Nguyen Tuan Anh

Tóm tắt


Tóm tắt: ở Việt Nam, trong xã hội truyền thống, quan hệ gia đình và họ hàng có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với cộng đồng làng xã. Nhưng từ sau năm 1945 đến khi đất nước đổi mới, với nhiều lý do khác nhau, quan hệ họ hàng, nhất là dòng họ đã bị suy giảm tầm quan trọng vốn có của nó khi mà các thiết chế mang tính tập thể đảm nhận nhiều chức năng của gia đình, hộ gia đình và họ hàng. Năm 1986, đất nước bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện đã tạo nên thay đổi sâu rộng trong đời sống xã hội, trong đó có quan hệ họ hàng. Nhằm đóng góp vào sự hiểu biết chung về vấn đề dòng họ và các quan hệ họ hàng hiện nay, bài viết tìm hiểu quan hệ họ hàng - dưới góc nhìn dòng họ và góc nhìn mạng lưới họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm - trong việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất. Với cách tiếp cận vốn xã hội, bài viết chỉ ra rằng người nông dân đã khai thác hiệu quả nguồn vốn xã hội - với biểu hiện cụ thể là tinh thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng - để nhận chung ruộng cùng nhau khi dồn điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của nhau sau dồn điển đổi thửa. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng tại một làng ở Bắc Trung Bộ - làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Quan hệ họ hàng, hộ gia đình, ruộng đất Nghiên cứu Gia đình và Giới quyển 17 số 4, 2007.



Nghiên cứu Gia đình và Giới  ISSN: 1859-1361

VietnamJOL is supported by INASP