Giá trị và độ tin cậy của hai thang đo trầm cảm và lo âu sử dụng nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên
Tóm tắt
Những vấn đề về sức khỏe tâm thần trong thời kỳ vị thành niên có mối liên quan chặt chẽ với rất nhiều hành vi nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tức thì hoặc lâu dài tới sức khỏe. Trước những hậu quả do rối loạn tâm thần gây ra, nhu cầu thực hiện các nghiên cứu cộng đồng liên quan đến sức khỏe tâm thần vị thành niên ngày càng tăng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào công bố kết quả kiểm định giá trị và độ tin cậy của các công cụ đo lường sức khỏe tâm thần vị thành niên tại cộng đồng ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (1) Đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học (CES-D), Mỹ. (2) Xây dựng và bước đầu đánh giá thang đo nhóm triệu chứng lo âu, để có thể sử dụng trong các nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên Việt Nam. Bản dịch CES-D và thang đo lo âu do chúng tôi xây dựng được kiểm định với 299 em học sinh có độ tuổi từ 13 đến 18 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả phân tích yếu tố thăm dò (EFA) cho thấy thang đo lo âu gồm 13 tiểu mục phân thành 3 nhóm thành tố rõ ràng có mối liên quan cao (>0,50) trong mỗi thành tố. Mô hình gốc gồm 4 thành tố của CES-D đã được lặp lại trong nghiên cứu này qua kết quả phân tích yếu tố khẳng định (CFA). Các chỉ số thống kê của CFA đều đạt kết quả tốt với CFI, GFI, NFI >0,90 và RMSEA = 0,053. Cả hai thang đo đều có độ tin cậy cao về = 0,87).a = 0,82 và CES- D: asự nhất quán bên trong (thang đo lo âu: Hai công cụ này đều đảm bảo chất lượng, có thể sử dụng trong các nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam.
Toàn văn: PDF
Tạp chí y Tế Công Cộng / Vietnam Journal of Public Health
VietnamJOL is supported by INASP