Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, S. 11 (2014)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC VIÊN MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VỀ NỘI DUNG VĂN HÓA TRONG GIÁO TRÌNH HỌC TIẾNG ANH

Hoàng Nguyễn Thu Trang

Tóm tắt


Từ kết quả của nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu trước đây, yêu cầu về sự coi trọng nền tảng văn hóa, sắc tộc đa dạng của người học ngoại ngữ là cấp thiết nhằm giúp họ “xác định được [và nhìn nhận] những quan điểm và tiếng nói khác nhau” (Shin và cộng sự, 2011) để “trở thành người sử dụng tiếng Anh trên diễn đàn quốc tế và địa phương và cảm thấy thân thuộc với cả nền văn hóa quốc tế và quốc gia” (Kramsch và Sullivan, 1996, tr. 211; trích trong Alptekin, 2002, trang 63). Theo gợi ý của Shin và cộng sự (2011) thì “giáo trình nên tích hợp sự đa dạng sắc tộc và nền tảng văn hóa của người học và cho họ quyền để xác định những tiếng nói và quan điểm khác nhau.” Cụ thể là tài liệu giảng dạy “nên liên quan đến bối cảnh địa phương và quốc tế vốn thân thuộc và thích hợp với đời sống của người học” (Alptekin, 2002, tr. 63). Muốn vậy, giáo trình học tiếng Anh sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt là ở những khu vực người học ít có điều kiện sử dụng ngoại ngữ này cần có sự tập trung vào văn hóa của người học và tích hợp nội dung văn hóa có liên quan đến những nội dung đã được trình bày ở các môn học khác.


Toàn văn: PDF

Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống