Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm áp dụng mô hình của Shumi Akhtar (2005) [22] và mô hình của Shumi Akhtar, Barry Oliver (2005) [23] để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt nam (SEAs) và so sánh với những doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến khác (DIFs). Với số liệu thu thập là 302 doanh nghiệp, trong đó có 63 doanh nghiệp ngành thủy sản, chuỗi thời gian số liệu là 5 năm từ 2004 – 2008, tổng số quan sát thu thập được là 772, trong đó đối với mô hình áp dụng các doanh nghiệp chế biến Thủy sản là 284 quan sát và mô hình áp dụng các ngành khác là 488 quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có sự khác biệt giữa SEAs và DIFs. Quy mô và giá trị tài sản thế chấp là những nhân tố được tìm thấy thực sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở cả SEAs và DIFs. Đối với SEAs, các nhân tố khả năng sinh lời, tăng trưởng, chi phí giao dịch và chi phí sử dụng nợ có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và đóng vai trò thiết yếu. Còn đối với DIFs, các nhân tố rủi ro phá sản và tuổi của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu. Về quan hệ tương tác, quy mô và giá trị tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt giữa cấu trúc vốn của các SEAs so với cấu trúc vốn của các DIFs. Cuối cùng, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở các SEAs và DIFs ít thay đổi theo thời gian. Từ kết quả này, chúng tôi đã đưa ra các hàm ý cho các doanh chế biến thủy sản Việt nam (SEAs) trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt. Cụ thể là muốn nâng cao hay giảm độ lớn đòn bẩy tài chính, SEAs cần quan tâm quy mô, tài sản thế chấp, khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cũng như có những gợi ý trong việc đối phó với những cú sốc về sự thay đổi lãi suất ngân hàng.
Toàn văn: PDF
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology Development
ISSN: 1859-0128
VietnamJOL is supported by INASP