Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 12, S. 10 (2009)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ NGUỒN GỐC THÀNH TẠO CÁC ĐÁ SIÊU MAFIT (SECPENTINIT) PHỨC HỆ HIỆP ĐỨC

Huỳnh Trung, Trần Phú Hưng, Lê Đức Phúc, Nguyễn Kim Hoàng, Trần Đại Thắng, Trương Chí Cường

Tóm tắt


Secpentinit phức hệ Hiệp Đức đã được xác lập và mô tả trong công trình lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 và được ghép vào thành hệ hyperbazit với tỷ số MgO/FeO>6 (Huỳnh Trung và nnk, 1980). Chúng thành tạo những thể dạng thấu kính, dạng tấm với diện lộ nhỏ, xuyên nhập lên theo các đứt gãy lớn (rift) phương kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến. Chúng không gây biến chất tiếp xúc nhiệt đá vây quanh và được gọi là các thể trồi nhập (protrusi) không có chân. Thành phần thạch học chủ yếu là olivinit, lecxolit, hacbuocgit; giàu MgO (32÷37%). Các thể secpentinit phân bố chủ yếu trong đới rift phổ biến các đá bazan biến đổi (spilit) và các thành tạo siêu mafit, mafit phức hệ Ngọc Hồi có tuổi Paleozoi sớm. Secpentinit Hiệp Đức không có chung nguồn gốc magma với các thành tạo spilit, pyroxenit, gabro nêu trên. Tổ hợp các thành tạo đó được xác lập tổ hợp ophiolit Kon Tum tuổi Paleozoi sớm và đối sánh với tổ hợp ophiolit kiểu Alpi (alpinotip). Đặc điểm thạch địa hóa secpentinit gần giống các thành tạo manti trên, hyperbazit alpinotip và đáy đại dương. Chúng bị ép nén (Paleozoi sớm) và trồi nguội theo các đứt gãy ở trạng thái cứng từ dưới sâu. Địa khối Kontum được hình thành vào Protezozoi muộn bị chia tách thành những mảng nhỏ bởi các đứt gãy lớn, theo đó trồi nhập các thể secpentinit phức hệ Hiệp Đức.


Toàn văn:  Chỉ dành cho thuê bao

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology Development
ISSN: 1859-0128

VietnamJOL is supported by INASP