Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 11, S. 11 (2008)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

Đặc điểm thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện tạo thành Granitoit Châu Viên, Bà Rịa-Vũng Tầu

Trần Phú Hưng, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Kim Hoàng

Tóm tắt


Kết quả nghiên cứu granitoit khối Châu Viên cho thấy:

1. Khối được cấu tạo bởi các pha xâm nhập, bao gồm:Pha xâm nhập chính: granit biotit, granit biotit có hornblen; Pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và  Pha đá mạch: granit aplit, pegmatoit.

2. Các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm các quá trình: albit hoá, microclin hoá, thạch  anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn microclin hoá.

3. Các đá thuộc loạt vôi-kiềm, kiểu I-granit (theo Chapell & White, 1974) hay granit loạt magnetit (theo Tsusue & Ishihara, 1972) hoặc kiểu VAG; được kết tinh từ nguồn magma có độ sâu trung bình, bị hỗn nhiễm với vỏ (nguồn gốc hỗn hợp), được hình thành chủ yếu do nóng chảy các vật liệu sâu dưới vỏ của rìa lục địa tích cực kiểu Andes. Magma được thành tạo trong khoảng 9620C ở độ sâu 14,33Km với áp suất PS  4,48Kbar; nhiệt độ kết tinh khoảng 660÷6700C ở độ sâu 10,5km với áp suất 2,5÷3Kbar.


Toàn văn: PDF

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology Development
ISSN: 1859-0128

VietnamJOL is supported by INASP