Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, T. 17, S. 1X (2014)

Cỡ chữ:  Nhỏ  Vừa  Lớn

Sự biến đổi địa chính trị biển đông từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Võ Văn Sen, Nguyễn Thế Trung

Tóm tắt


Sau Chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là sau khi Liên bang Xô Viết  tan rã (1991),  một “khoảng trống quyền lực” địa – chính trị  đã xuất hiện ở khu vực Biển Đông. Tuy vậy , một thời gian dài sau đó  vùng Biển Đông cũng chưa trở thành vùng tranh chấp địa-chính trị nóng bỏng của thế giới. Vài năm gần đây sau khi các điểm nóng ở vùng Balkans, Trung Đông, Trung Á ,… lắng xuống và trước sự vươn lên khẳng định mình của Trung Quốc, Biển Đông đã có vị trí địa-chính trị toàn cầu.  Mỹ đã tuyên bố lợi ích của mình tại khu vực này. Địa chính trị biển Đông đang thu hút sự quan tâm của thế giới. Đồng thời, nó  ảnh hướng lớn đến chính sách đối ngoại, sức mạnh, vị thế của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga và cộng đồng ASEAN. Bởi, làm chủ biển Đông, Trung Quốc sẽ phá bỏ sự “bao vây” của Mỹ và các nước từ phía biển, kiểm soát con đường hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới, nâng cao sức mạnh và vị thế chính trị của mình. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật, Nga, Ấn Độ sẽ bị Trung Quốc lấn át trên “bàn cờ Á-Âu”. Cục diện thế giới vì vậy sẽ có nhiều biến đổi. Sự quan ngại của Mỹ lại xuất phát từ sự vươn lên của Trung Quốc, tự do hàng hải, các nước đồng minh và vị trí độc tôn của Mỹ. Cộng đồng các nước ASEAN e ngại “những yêu sách” của một cường quốc muốn vượt tầm “khu vực” ra “thế giới” như Trung Quốc. Có thể nói, từ vấn đề khu vực, địa chính trị biển Đông trở thành vấn đề toàn cầu. Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ sự biến đổi địa-chính trị đó.


Toàn văn: PDF

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology Development
ISSN: 1859-0128

VietnamJOL is supported by INASP